Diễn biến hiện nay và dự đoán xu hướng thị trường BĐS nửa cuối 2021

Thị trường BĐS nửa đầu 2021 trải qua nhiều biến động khi liên tục gánh chịu những tác động của Covid-19. Đứng trước tình hình này, các chuyên gia cho rằng, việc phục hồi thị trường BĐS nửa cuối 2021 sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Để tìm hiểu chi tiết về chính sách và xu hướng thị trường BĐS trong 6 tháng cuối năm thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây.

“Làn sóng” Covid-19 lần thứ 4 đã tác động đến xu hướng thị trường BĐS Việt Nam

Dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối năm 2019, nhưng thị trường BĐS thực sự bị tác động vào giữa năm 2020 và ảnh hưởng nặng nề vào đầu năm 2021. 

Cuối năm 2020, dịch bệnh tạm thời được kiểm soát, thị trường BĐS Việt Nam được kỳ vọng sẽ vực dậy và phát triển. Tuy nhiên, dịch Covid-19 một lần nữa quay trở lại và gây ra 2 đợt dịch lớn trong 3 quý đầu năm 2021. Đặc biệt, “làn sóng” Covid-19 bùng phát lần thứ 4 trở lại với tốc độ lây lan nhanh. Đây không chỉ là “cú đấm thép” tác động mạnh nhất đến tình hình kinh tế xã hội mà còn ảnh hưởng đến xu hướng thị trường BĐS.

xu hướng thị trường BĐS

Mức độ quan tâm đến thị trường BĐS giảm sụt khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ

Theo báo cáo thống kê 6 tháng đầu 2021 của DKRA Việt Nam cho thấy, ở thị trường BĐS phía Nam (TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai) chỉ có một vào dự án được thực hiện. Nhiều dự án có kế hoạch ra mắt trong năm nay do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh cũng phải điều chỉnh lại thời điểm triển khai.

Trong quý I/2021, số liệu của phân khúc căn hộ có 5 dự án được mở bán, cung cấp 4.400 căn bán mới trên thị trường. Theo phân khúc, chung cư trung cấp tiếp tục là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường. Sản phẩm này chiếm đến 80% tổng nguồn cung mở bán mới trong quý. Về vị trí, khu phía Đông và phía Tây tiếp tục là hai khu vực chính tập trung dự án mới, tổng cộng chiếm 77% nguồn cung mới (Theo CBRE Vietnam).

Sang quý II/2021 (vào tháng 4), cũng là thời điểm xảy ra nhiều biến động nhất, về lượng cung. Căn hộ vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo trong quý này với số lượng bán chào bán ra thị trường là 4.278 sản phẩm. Trong số đó có:

Tuy nhiên, đến tháng 5/2021 thị trường BĐS sụt giảm mạnh khi chịu tác động của đợt dịch thứ 4. Thị trường BĐS chỉ ghi nhận 2 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 374 căn.

Chưa dừng lại ở đó, trong cuối quý II/2021 – thời điểm Covid-19 lây lan nhanh và mạnh nhất tại các tỉnh thành phía Nam đã khiến thị trường BĐS gần như “tê liệt”. Đây chính là lý do dẫn đến các  phân khúc trên thị trường đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các tiến độ thực hiện và thời gian ra mắt của nhiều dự án đều gấp rút điều chỉnh lại. Từ đó, thị trường BĐS đã đối mặt với những trở ngại vô cùng lớn. Thậm chí nhiều dự án phải bỏ trống và không bàn giao được sản phẩm đến khách hàng. Ngoài ra, tác động từ đại dịch còn tác động đến các chủ đầu khi không đủ khả năng chi trả lãi suất ngân hàng sinh ra từ nguồn vốn vay dùng để thực hiện dự án. Tất cả đã khiến mọi kế hoạch bị đảo lộn, không theo như các dự định và kế hoạch trước đó.

Tổng giám đốc Đại Phúc Land – Bà Nguyễn Hương nhận định: “Kết cục của đợt dịch lần 4 bùng phát mạnh mẽ là thị trường gần như bị ngưng trệ, vì đảm bảo an toàn sức khỏe người dân mà mọi hoạt động phải dừng lại. Đây là cú đánh trực diện vào thị trường, không doanh nghiệp nào né tránh được, bên nào nhanh tay nhanh chân nhất thì giữa 2 đợt dịch còn tranh thủ được đôi chút, còn không thì chỉ có nước ngồi chờ dịch bệnh qua đi để nắm bắt cơ hội.”

Nhận xét của Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân: “Đối với các doanh nghiệp bất động sản, vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa được thông thoáng, thời gian hoàn tất thủ tục thực hiện dự án mất nhiều năm, thêm vấn đề về đất công, đền bù và giải toả, đặc biệt trong tình hình đại dịch gặp nhiều khó khăn, đã khiến nguồn cung các phân khúc bất động sản đang ngày càng ít dần trên thị trường.”

Cơ hội phục hồi cho thị trường BĐS Việt Nam vào nửa cuối 2021

Theo phân tích của các chuyên gia BĐS, trong nửa cuối 2021, thị trường có khôi phục và phát triển được không tất cả đều phải phụ thuộc chủ yếu vào tình hình kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, các chính sách của chính quyền nhà nước cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Thị trường BĐS Việt Nam vào nửa cuối 2021 có phục hồi được không?

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định: “Thị trường bất động sản trong nửa cuối 2021 sẽ không có nhiều chuyển biến mang tính đột phá, mục tiêu hàng đầu vẫn là gánh chịu và giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Bên cạnh đó, đại đa số người dân cũng chịu ảnh hưởng lớn liên quan đến nguồn thu nhập trong thời điểm này nên khó có thể chi trả một số tiền lớn cho Tiến sĩ Sử Ngọc Khương cho biết thêm, xu hướng thị trường BĐS sẽ có tín hiệu hồi phục vì nhu cầu nơi an cư của người dân vẫn cao bất chấp dịch bệnh hoành hành. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ sản phẩm sẽ không cao bằng những năm trước bởi sự tác động của Covid-19 đã ảnh hưởng đến tài chính. Để sở hữu một căn hộ riêng, khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, vay vốn ngân hàng.

Về phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, trong thời gian tới, nhà đầu tư dự án sẽ vẫn chịu những ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch kéo dài, cho dù dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả. Thế nhưng, nói về dài hạn thì ngành du lịch nghỉ dưỡng vẫn là xu thế của thời đại và đóng vai trò vô cùng quan trong đối với nền kinh tế của cả nước.

Theo dự đoán của Tiến sĩ Sử Ngọc Khương: “Đối với thị trường bán lẻ, các trung tâm thương mại và siêu thị truyền thống sẽ gặp khó khăn lớn khi người dân đã quá quen thuộc với những nền tảng bán hàng trực tuyến tiên tiến hiện nay. Bất động sản cao ốc văn phòng luôn là phân khúc nhận được sự chú ý từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời gian qua. Thế nhưng, khi xem xét thị trường hiện nay, chưa thể chắc chắn rằng sẽ có nhiều tòa nhà sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.”

Dựa vào tình hình thực tế, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng: “Dịch COVID-19, trong trường hợp xấu nhất, có thể sẽ tiếp tục kéo dài và khó lòng nào dự đoán được thời điểm kết thúc. Do đó, chủ đầu tư buộc phải sẵn sàng, chuẩn bị tâm thế chung sống với dịch bệnh ít nhất đến hết quý III năm 2021.”

Tuy nhiên, nếu xét theo hướng tích cực, thị trường BĐS Việt Nam đang có cơ hội phục hồi ở giữa quý III và may mắn khởi sắc trong quý IV/2021. Sau đây là 3 dấu hiệu của sự phục hồi thị trường BĐS:

Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 – Cơ hội phục hồi cho xu hướng thị trường BĐS

Cả nước đang thực hiện rộng rãi các đợt tiêm vắc-xin ngăn ngừa Covid-19. Dự kiến BĐS sẽ tăng mạnh trong quý IV năm nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát và số lượng người tiêm chủng ngày càng tăng nhanh (Theo Siva Shanker, giám đốc điều hành của Rahim & Co International Property Consultants).

Ông giải thích thêm: “Chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những đợt giãn cách xã hội tưởng chừng kéo dài vô tận, rất nhiều nhu cầu bị dồn nén từ các nhà đầu tư, trong đó có cả những người đã từ chối đầu tư kể từ năm ngoái. Nhưng nhờ vào vắc-xin, mọi người đã ít sợ hãi hơn so với đợt phong tỏa đầu tiên. Đây sẽ là nền tảng thúc đẩy trở lại nhu cầu đầu tư và mua bất động sản.”

Tiêm vắc-xin ngăn ngừa Covid-19 –  Dấu hiệu của sự phục hồi thị trường BĐS Việt Nam

Đồng tình với quan điểm trên, người sáng lập Pejuang Hartanah, Ahyat Ishak cũng cho biết: “Đã 13 năm kể từ khi chúng ta đối mặt với thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Trước khi chúng ta bước vào giai đoạn mở rộng, triển vọng trung hạn đối với thị trường bất động sản có thể phải mất đến 5 năm nữa mới diễn ra”. Theo dự đoán của ông, các xu hướng thị trường BĐS sẽ được phục hồi nếu như thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn đại dịch như tiêm chủng vắc-xin.

“Muốn đạt được khả năng miễn dịch trên phạm vi cộng đồng, tiêm chủng là điều bắt buộc và điều này còn góp phần đem lại cảm giác an toàn cho người dân và cả nhà đầu tư. Nối tiếp đó, bước kế đến là đảm bảo việc làm và sự phục hồi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên hành trình phục hồi nền kinh tế” – Ahyat Ishak chia sẻ thêm.

BĐS Việt Nam – Thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp

Mặc dù đã trải qua đầy rẫy những khó khăn trong nửa đầu 2021 nhưng thị trường BĐS Việt Nam vẫn có những điểm sáng như: đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, kiềm chế được lạm phát, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định…

Theo phân tích của ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam: “Bản thân các doanh nghiệp bất động sản cũng đã có sự linh hoạt trong việc thích ứng với tình hình dịch bệnh, đưa ra những tính toán cẩn trọng hơn trong công việc kinh doanh. Thêm vào đó, khi tốc độ đô thị hóa tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn, thị trường bất động sản cần nắm bắt cơ hội này trong giai đoạn hậu Covid-19”. Mặc dù là thời điểm để các doanh nghiệp BĐS chuẩn bị đón dòng vốn “chảy” vào thị trường khi dịch bệnh được kiểm soát nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng thay đổi chiến lược phù hợp bởi dịch bệnh có thể kéo qua nhiều năm.

Khi xét về mặt dài hạn, BĐS Việt Nam luôn là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dù đứng trong thời kỳ khủng hoảng về kinh tế nhưng xu hướng thị trường BĐS vẫn đảm bảo tính an toàn và sinh lời ổn định. Mặt khác có thể thấy, sự ảnh hưởng của Covid-19 là rủi ro nhưng vẫn đan xen lẫn một chút tia sáng cho thị trường BĐS khi xét ở góc độ cung-cầu sản phẩm.

BĐS Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Theo báo cáo thống kê của trang Batdongsan.com.vn, thị trường BĐS ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh đều có lượng cầu lên tới 140.000 căn hộ trong mỗi năm. Tuy nhiên, từ năm 2019 nguồn cung sản phẩm lại rất hạn chế rất nhiều. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã thay đổi kế hoạch phát triển sản phẩm nhằm hướng đến nhu cầu ở thực của khách hàng.

Việt Nam cũng là một trong số ít các nền kinh tế GDP tăng trưởng đạt mức dương trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh. Thế nhưng trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường BĐS công nghiệp nhờ sự tăng trưởng GDP ổn định trong yếu tố kinh tế vĩ mô. Với mục đích đa dạng hóa chuỗi cung ứng, phân khúc BĐS công nghiệp cũng tăng mạnh trong thời gian qua nhờ vào sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhận thấy những điểm sáng tiềm năng, các tên tuổi nước ngoài đã tham gia vào thị trường Việt thông qua các hương vụ M&A như: Logos Property, Fraser Property Vietnam, ESR Cayman Limited (Hong Kong), Tập đoàn An Phát Holdings, Tập đoàn bất động sản công nghiệp Boustead Projects. Với sự góp vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam trong dài hạn sẽ ngày càng có nhiều nguồn cung chất lượng. Nếu đủ khả năng thu hút các nhà đầu tư, trong tương lai thị trường BĐS Việt Nam sẽ có cơ hội đón nhận thêm nhiều dòng vốn từ các các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài mới.

Cách ứng phó linh hoạt của các doanh nghiệp BĐS trước dịch Covid-19

Chỉ thị 10 của Thành phố Hồ Chí Minh đã gây ra không ít những thách thức cho các doanh nghiệp trên thị trường BĐS hiện nay. Đứng trước những khó khăn này, các doanh nghiệp luôn sẵn sàng tâm thế để đối phó với dịch Covid-19 nhằm tránh mọi rủi ro, mọi tình huống xấu nhất có thể dẫn xảy ra. Và thời gian này chính là “khoảng lặng” để cải tiến và áp dụng những công nghệ mới nhằm mục đích gia tăng giá trị nội lực, rèn luyện kỹ năng nhân sự. Trong thời buổi hiện nay, chuyển đổi số là phương thức quan trọng với tất cả các doanh nghiệp.

Luôn tiên tiên phong trong các hoạt động kinh doanh mới nhất – chủ đầu tư Vinhomes đã nhanh chóng sử dụng các hình thức mới mẻ, độc đáo bằng cách triển khai phương án tiếp cận và tư vấn khách hàng qua các nền tảng trực tuyến. Điển hình là “Lễ ra mắt dự án The Ocean View” vào tháng 7 vừa qua. Lễ ra mắt dự án được thực hiện qua hình thức livestream – phát sóng trực tiếp trên nền tảng Facebook. Cùng với đó là sự truyền thông mạnh mẽ của đội ngũ báo chí, Marketing của Vinhomes. 

Bắt nhịp xu hướng thị trường BĐS mới, Vinhomes ra mắt nền tảng Vinhomes Online để làm cầu nối giữa khách hàng với các chuyên viên kinh doanh. Trên nền tảng này, khách hàng sẽ nhận được toàn bộ các thông tin, thông số chính xác của từng căn hộ, tòa tháp, phân khu cũng như hướng view, mặt tiếp giáp một cách chi tiết nhất. Đây cũng là biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe của khách hàng trong thời gian dịch bệnh Covid-9 có nhiều chuyển biến phức tạp và khó lường.

Vinhomes bắt nhịp xu hướng thị trường BĐS qua nền tảng Vinhomes Online

Chia sẻ về cách ứng phó với chỉ thị 10, ông Phạm Lâm, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc DKRA Vietnam cho hay, nhằm đảm bảo sức khỏe trước tình hình căng thẳng của dịch bệnh , nhân viên trong công ty đều sẽ làm việc tại nhà qua Internet. Đồng thời cũng sẽ điều chỉnh một số cách thức điều phối và cơ chế công việc để luôn đạt hiệu suất cao, đảm bảo những mục tiêu đã đề ra trước đó.

Sự xuất hiện của Covid-19 không những làm tác động nghiêm trọng đến việc kinh doanh của công ty mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc hơn nhiều so với làm offline. Mặc dù vậy nhưng trong thời điểm khó khăn này, ông đã cho doanh nghiệp đã tiến hành tái tổ chức, chuẩn bị kỹ càng kế hoạch và hoạt động cụ thể. Tất cả chỉ chờ ngày dịch được kiểm soát ổn định sẽ triển khai các hoạt động kinh doanh ngay lập tức.

Cũng chia sẻ về vấn đề ứng phó với đại dịch, đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh chia sẻ, kế hoạch phát triển kinh doanh thành nhiều giai đoạn là rất quan trọng. Đặc biệt với đợt dịch thứ 4 này, cần nhanh chóng linh hoạt đưa ra thị trường các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thời điểm hiện nay, nhân sự làm việc online Tập đoàn tạo điều kiện về trang thiết bị công nghệ để công việc thêm phần hiệu quả, đảm bảo tiến độ. Việc làm này giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Về phía Đại Phúc Land, bà Nguyễn Hương – CEO của Tập đoàn nhận định, thị trường BĐS sẽ có các tác động tiêu cực đến hoạt động mở bán sản phẩm của doanh nghiệp nếu như chỉ thị 10 chưa xác định được thời gian kết thúc. Các dự án đều phải tạm dừng hoạt động trong khi vẫn phải duy trì bộ máy. Nếu như đợt dịch kéo dài đến quý IV/2021, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải tạm dừng hoạt động hoặc cũng có thể đứng trước nguy cơ đóng cửa.

“Chấp nhận sống chung với dịch bệnh là giai đoạn doanh nghiệp nào cũng đều phải bước qua để nền kinh tế đảm bảo vận hành theo quy luật vốn có. Nguồn lực của doanh nghiệp là khan hiếm, thu nhập và mức sống của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu là trong ngắn hạn thì có thể gồng gánh mà vượt qua nhưng về lâu dài sẽ rất bất lợi cho nền kinh tế nếu không có biện pháp kiểm soát dịch hiệu quả hơn” – Bà Nguyễn Hương chia sẻ.

Vẫn xoay quanh vấn đề về cách ứng phó của doanh nghiệp trước chỉ thị 10 của Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Khối Marketing Cát Tường Group – Ông Đoàn Ngọc Duy cho biết, sự bùng phát bất ngờ của dịch Covid-19 năm 2021 đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ những đợt dịch trước, Cát Tường Group đã ứng phó nhạy bén hơn trong việc kiểm soát dịch lây lan. Doanh nghiệp đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, ban hành các nội quy hướng dẫn  phù hợp với các đặc điểm và nhu cầu riêng của doanh nghiệp. 

Xu hướng thị trường BĐS Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 có nhiều biến động sẽ khó xác định được nhu cầu và hướng đi cụ thể. Tuy nhiên, với sự ứng phó linh hoạt của Vinhomes cùng những lợi thế vượt trội về vị trí – cảnh quan – quy hoạch, Vinhomes sẽ trở thành chủ đầu tư dẫn dắt thị trường BĐS nửa cuối 2021.

Exit mobile version